Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền theo quy định mới

Mỗi sản phẩm hay dịch vụ muốn cung cấp ra thị trường đều cần có nguồn gốc và quy cách rõ ràng, sen lẫn những sản phẩm thật thì luôn tồn tại những sản phẩm hàng nhái, hàng kém chất lượng nhưng giá thành lại gần như tương đương như sản phẩm thật, từ đó là mất uy tín , Bởi vậy khi cá nhân hay nhà sản xuất, công ty, doanh nghiệp muốn sản phẩm, dịch vụ của mình đảm bảo chất lượng thì cần phải thực hiện đăng ký nhãn hiệu độc quyền, để đăng ký nhãn hiệu độc quyền cá nhân hay tổ chức cần phải làm gì, Ngay sau đây thành viên làm việc cùng phan việt xin chia sẻ ” Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền theo quy định mới nhất, Hy vọng sẽ là thông tin hữu ích giúp việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền nhanh và thuận lợi hơn.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền theo quy định mới

Những nội dung tư vấn hữu ích khi bạn tìm đến công ty tư vấn luật

– Hỗ trợ tư vấn và tiến hành tra cứu nhãn hiệu;

– Đưa ra giải pháp và tư vấn về khả năng bảo hộ nhãn hiệu;

– Tư vấn yếu tố cần bảo hộ và yếu tố không nên bảo hộ;

– Góp ý cho doanh nghiệp điều chỉnh nhãn hiệu, logo thương hiệu khi phát sinh các trường hợp tương tự với nhãn hiệu, logo thương hiệu đã đăng ký;

– Hỗ trợ tham khảo bản mô tả nhãn hiệu để bảo hộ đầy đủ ý nghĩa và cách thể hiện của dấu hiệu (nhãn hiệu);

– Đưa ra giải pháp và tham khảo khả năng trùng lặp, khả năng tương tự có thể dẫn đến tuyên bố từ chối trách nhiệm nhãn hiệu;

– Tư vấn phân nhóm lĩnh vực bảo hộ độc quyền nhãn hiệu, dấu hiệu nhãn hiệu theo Bảng phân loại quốc tế Nice IX.

Các công việc cần thực hiện khi đăng ký nhãn hiệu:

Bước 1: Tiếp nhận đơn đăng ký

  • Đơn đăng ký nhãn hiệu có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh & Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký.

Việc Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn đăng ký, từ đó đưa ra kết luận đơn đăng ký có được xem là hợp lệ hay không (Từ đó ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn[1]).

  • Đối với Trường hợp đơn đăng ký hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và tiến hành;
  • Trường hợp đơn đăng ký không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn và nêu rõ các nguyên nhân, lý do, thiếu sót khiến cho đơn đăng ký có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 02 tháng để người đại diện nộp đơn đăng ký có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót và nộp lại. Nếu người đại diện nộp đơn không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa, thay đổi những thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không phù hợp thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn đăng ký.

Bước 3: Công bố đơn đăng ký

  • Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp đăng ký lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký

  • Đánh giá khả năng được bảo hộ độc quyền của đối tượng nêu trong đơn đăng ký theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng để phù hợp.

Bước 5: Đưa ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

  • Nếu đối tượng nêu trong đơn đăng ký không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ độc quyền, Cục SHTT sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
  • Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ độc quyền, và người nộp đơn đăng ký đã nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục SHTT sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu độc quyền và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

✅ Thành viên 24 chia sẻ vừa gửi tới bạn đọc một số thông tin về Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền theo quy định mới nhất? Quý vị cùng bạn đọc mong muốn có nhiều thông tin hữu ích hơn có thể tham khảo chi tiết trong bài viết tổng quan về đăng ký nhãn hiệu độc quyền hoặc kết nối L.sư tư vấn theo ☎️ 024 6328.3468 .