Thủ tục và quyền nuôi con khi ly hôn

Thủ tục và quyền nuôi con khi ly hôn là vấn đề thường phát sinh tranh chấp khi ly hôn. Sau khi ly hôn, ai là người có quyền trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng của người không trực tiếp nuôi con sẽ thế nào?

Bài viết này, Thanh Thủy, Luật sư thành viên Công ty Luật Minh Anh với kinh nghiệm và kiến thức của mình xin chia sẻ các thông tin pháp lý về vấn đề “Thủ tục và quyền nuôi con khi ly hôn” tới quý bạn đọc, cụ thể:

Quyền nuôi con khi ly hôn:

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

– Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Các căn cứ đề giành quyền nuôi con khi ly hôn:

Để giành được quyền nuôi con, cha/mẹ phải chứng minh được mình có khả năng mang lại cuộc sống tốt hơn cho con về mọi mặt so với bên kia. Cụ thể:

Chỗ ở ổn định: Là một lợi thế khi cho con ở một nơi ở cố định.

Thu nhập hàng tháng: Cần chứng minh được thu nhập hàng tháng có thể đáp ứng được nhu cầu tài chính cho con phát triển.

Môi trường sống: Là lợi thế nếu chứng minh được môi trường sống của con khi sống cùng bạn sẽ tốt hơn người còn lại. Cần chỉ ra con được sống ở đâu sau khi ly hôn, con ở với ai, môi trường đó tốt như thế nào, dành cho con những tiện nghi như thế nào, việc học hành và di chuyển của con sẽ được đảm bảo như thế nào.

Thời gian làm việc: Là lợi thế nếu có nhiều thời gian dành cho con và chăm sóc con.

Hành vi của bạn: Chỉ ra được rằng cuộc sống hằng ngày, lối sống lành mạnh có ảnh hưởng tốt hơn đến sự phát triển của con.

Trên đây chỉ là một vài yếu tố mà Tòa án có thể căn cứ vào đó để quyết định quyền nuôi khi vợ chồng ly hôn.

Vậy Ly hôn cần những thủ tục gì?

Luật sư thành viên dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đang làm việc tại Luật Minh Anh xin giải đáp câu hỏi này đối với quý bạn đọc:

Thủ tục và quyền nuôi con khi ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Có hai hình thức ly hôn, bao gồm: thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên (Đơn phương ly hôn).

Để tiến hành các thủ tục ly hôn thì trước tiên hai vợ chồng cần phải tiến hành hòa giải. Việc hòa giải được tiến hành ở cơ sở (chính quyền địa phương). Tuy nhiên, trong quy trình giải quyết ly hôn tại Tòa án vẫn có thủ tục hòa giải.

Sau thủ tục hòa giải, việc giải quyết ly hôn theo từng hình thức cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với trường hợp thuận tình ly hôn

Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn và đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

♦ Điều kiện để yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn:

  • Vợ chồng cùng tự nguyện yêu cầu ly hôn;
  • Đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con.

♦ Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn:

  • Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
  • Giấy chứng nhận đăn ký kết hôn (Bản chính);
  • Giấy CMND/CCCD.Hộ chiếu của cả vợ và chồng (Bản sao có chứng thực);
  • Hộ khẩu gia đình (Bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (Bản sao);
  • Các giấy tờ khác chứng minh sở hữu tài sản (Nếu có).

Thứ hai, đối với trường hợp đơn phương ly hôn

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tóa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Điều kiện để Tòa án giải quyết ly hôn:

  • Tình trạng hôn nhân trầm trọng.
  • Đời sống chung không thể kéo dài.
  • Mục đích hôn nhân không đạt được.

Hồ sơ đơn phương ly hôn:

  • Đơn khởi kiện/ Đơn yêu cầu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính);
  • Giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu của vợ và chồng (Bản sao có chứng thực);
  • Hộ khẩu gia đình (Bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (Bản sao);
  • Các giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng;
  • Các giấy tờ khác liên quan trong trường hợp cần thiết.

♦ Nếu muốn được giải đáp thắc mắc hoặc cần Thủ tục và quyền nuôi con khi ly hôn, Tư vấn ly hôn hoặc các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình . Quý khách có thể liên hệ trực tiếp cho luật sư công ty Luật Minh Anh theo số Hotline: 0938 834 386

Nguồn kiến thức: Tổng hợp từ Luatminhanh.vn

Nội Dung Liên Quan